1/ Tóm tắt nội dung vụ việc
– Ngày 29/01/2008, Công ty H và Công ty P ký Hợp đồng tư vấn thiết kế (sau đây gọi là “Hợp đồng”) được phân bổ theo 3 giai đoạn thực hiện. Theo đó, Giai đoạn 1 được chia làm 12 đợt (từ “Thanh toán lần 1” cho đến “Thanh toán lần 12”).
– Ở Giai đoạn 1, Công ty H đã chuyển tiền thanh toán cho Công ty P được 02 đợt. Sau đó, do thay đổi quy mô Dự án và hai bên không thỏa thuận được với nhau về giá trị hợp đồng cho thiết kế mới nên Công ty H đơn phương chấm dứt Hợp đồng và xảy ra tranh chấp với Công ty P về giá trị thanh toán.
– Công ty H cho rằng ở đợt Thanh toán lần 1 đã tạm ứng thanh toán thừa so với khối lượng công việc thực tế Công ty P đã thực hiện, nay chỉ chấp nhận thanh toán cho Công ty P số tiền cho cả 2 lần thanh toán (lần 1 và 2), chấp nhận chịu khoản tiền phạt do đơn phương chấm dứt Hợp đồng.
– Công ty H khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty P hoàn trả lại cho Công ty H số tiền mà Công ty H đã thanh toán thừa.
– Công ty P không chấp nhận yêu cầu khởi kiện, ngoài ra còn có Đơn phản tố yêu cầu Công ty H ngoài việc phải chịu khoản tiền phạt do đơn phương chấm dứt Hợp đồng thì phải tiếp tục thanh toán đợt Thanh toán lần 3 do Công ty P đã hỗ trợ xong về mặt kỹ thuật để phê duyệt Hồ sơ thiết kế của Dự án như đã thỏa thuận.
2/ Cơ sở pháp lý có liên quan
– Điểm c khoản 1 Điều 60 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (tương ứng với khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
– Khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (tương ứng với Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
– Điều 176 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (tương ứng với Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
– Điều 178 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (tương ứng với Điều 202 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
– Điểm e, khoản 1, Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
3/ Tóm tắt phương án giải quyết (nội dung tóm tắt của Án lệ)
Vấn đề trọng tâm của Án lệ là: Chỉ ra nhận định của Tòa án cấp phúc thẩm về việc yêu cầu phản tố không bị giới hạn bởi thời hiệu khởi kiện là không đúng.
Bởi lẽ, theo các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, yêu cầu phản tố là yêu cầu không nằm trong yêu cầu của nguyên đơn, có thể được giải quyết bằng một vụ án độc lập; việc giải quyết yêu cầu phản tố trong cùng vụ án là để kết quả giải quyết chính xác và nhanh hơn. Như vậy, bản chất của yêu cầu phản tố cũng chính là yêu cầu khởi kiện nên phải tuân thủ quy định về thời hiệu khởi kiện.
Do đó, trường hợp có yêu cầu phản tố và có đương sự trong vụ án đề nghị áp dụng thời hiệu khởi kiện, để thực hiện theo đúng quy định pháp luật thì Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm phải xác định xem yêu cầu phản tố có còn thời hiệu khởi kiện hay không.
Ngoài ra, các vấn đề khác có liên quan mời Quý bạn đọc xem chi tiết Nội dung án lệ số 44 tại: