You are currently viewing Hướng dẫn cách ghi Nhãn hàng hóa

Hướng dẫn cách ghi Nhãn hàng hóa

Đối với các Công ty về hàng tiêu dùng (quần, áo, giày dép, chăn, drap, gối, nệm, v.v…) thì “Nhãn hàng hóa” (mà thông thường được gọi là: Tem, Nhãn, Mark, Tranh Tem, v.v…) nhằm thể hiện rõ thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa, được đặt ở vị trí dễ nhìn thấy, dễ đọc được là quy định bắt buộc, theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 và Nghị định 111/2021 ngày 09/12/2021 (sau đây viết tắt là “NĐ 43/2017” và “NĐ 111/2021”).

Sau đây DP Legal chia sẻ tóm tắt các nội dung về Nhãn hàng hóa như sau:

1. Nhãn hàng hóa là gì?

“Nhãn hàng hóa” là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.

CSPL: Điều 3.1 NĐ 43/2017.

2. Nhãn hàng hóa cần để ở vị trí nào?

–  Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

–  Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

CSPL: Điều 4 NĐ 43/2014.

3. Các nội dung tối thiểu bắt buộc phải có trên Nhãn hàng hóa?

Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:

(a) Tên hàng hóa;

(b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

(c) Xuất xứ hàng hóa (trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa);

(d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo NĐ này và quy định pháp luật liên quan.

(trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm thì căn cứ vào “công dụng chính” của hàng hóa để xác định nhóm của hàng hóa)

(trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó).

CSPL: Điều 10.1 NĐ 43/2014, được sửa đổi bởi NĐ 111/2021.

***Lưu ý: đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung Nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.

CSPL: Điều 10.2 NĐ 43/2014, được sửa đổi bởi NĐ 111/2021.

Ở nội dung này, cần thiết biết được cụ thể loại hàng hóa mới có thể xem xét chính xác hàng hóa được phân nhóm nào, từ đó biết được cần những nội dung bắt buộc nào phải có trên Nhãn hàng hóa thuộc nhóm đó.

4. Nếu không tuân thủ quy định về Nhãn hàng hóa, thì có thể chịu những chế tài nào?

Căn cứ Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021, trong đó có quy định về vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa thì:

– Hình phạt chính: có thể bị phạt tiền từ 500.000 VNĐ đến 60.000.000 VNĐ (tùy từng trường hợp và giá trị hàng hóa bị vi phạm);

– Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi đưa vào lưu thông; buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa, v.v…

Ngoài ra, liên quan đến cách thể hiện Nhãn hàng hóa còn có rất nhiều hành vi vi phạm và chế tài tương ứng.

——————————–

Để được tư vấn chi tiết về cách ghi Nhãn hàng hóa sao cho đúng quy định pháp luật đối với sản phẩm của Doanh nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ:

DP LEGAL

Hotline: 0937799711 (Zalo)

Email: info@dplegalco.com

Website: dplegalco.com

Để lại một bình luận