Sau khi cân nhắc giữa ưu và nhược điểm trước khi sử dụng thì một vấn đề được mọi người quan tâm đó là có phải mọi giao dịch đều có thể sử dụng hợp đồng điện tử (HĐĐT) hay không? D&P sẽ giải đáp cho các bạn qua bài viết này.
Trước tiên, cần hiểu rằng không phải tất cả các hoạt động giao dịch cũng có thể sử dụng giao dịch điện tử (GDĐT). Tuy được áp dụng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định nhưng không áp dụng các quy định của giao dịch điện tử trong những trường hợp sau:
+ Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác;
+ Văn bản về thừa kế;
+ Giấy đăng ký kết hôn;
+ Quyết định ly hôn;
+ Giấy khai sinh;
+ Giấy khai tử;
+ Hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.
(Theo Điều 1, Luật giao dịch điện tử 2005)
Ngoài ra, một số hợp đồng, thỏa thuận đặc thù yêu cầu phải công chứng, chứng thực khi thiết lập, giao dịch thì trong giai đoạn hiện nay giấy tờ đó phải tồn tại hữu hình, tức theo dạng hợp đồng truyền thống.
Ví dụ: Bản sao hợp đồng cho thuê doanh nghiệp tư nhân; Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn, thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; Văn bản xác nhận lựa chọn người giám hộ; Thỏa thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng; Thỏa thuận mang thai hộ; …
Như vậy, nếu giao dịch của bạn không rơi vào các trường hợp nêu trên thì áp dụng GDĐT hay HĐĐT bình thường.
________________________
Ảnh minh hoạ: Trang điện tử megadoc.vn
⚜D&P hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn!
🔅Truy cập Fanpage để cập nhật thêm nhiều thông tin pháp lý khác./.